Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ? Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Bình Dương

Hiện nay, lĩnh vực ở hữu trí tuệ và các hoạt động có liên quan đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ được nhiều người quan tâm. Mặc dù việc đăng ký sở hữu trí tuệ không phải là bắt buộc. Nhưng nhờ có đăng ký sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp, nhà kinh doanh, doanh nhân. Sẽ đem lại được rất nhiều lợi ích kinh tế trong giới kinh doanh. Vậy tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ? Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất hiện nay như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Luật sư Bi Law – Luật sư Bình Dương!

1. Thế nào là sở hữu trí tuệ?

Trí tuệ được hiểu là nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định, là năng lực riêng có của con người. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra. Thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. Theo đó, Sở hữu trí tuệ được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:

  • Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả. Bao gồm: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Quyền sở hữu công nghiệp: Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Và chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại.
  • Quyền đối với giống cây trồng: Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

2. Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

2.1. Tránh sự xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh

Khi một sản phẩm mới vào thị trường và thu hút khách hàng thành công. Sẽ có nguy cơ sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự.

Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ hưởng lợi từ việc tiết kiệm. Về quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối chính. Hoặc tiếp cận với các nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn. Và do đó, có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn. Tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc.

Sự cạnh tranh này sẽ đẩy nhà sáng tạo đầu tiên ra khỏi thị trường. Đặc biệt khi mà họ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới. Thì đối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả đầu tư. Và chẳng mất một nguồn lực nào cho thành quả sáng tạo, sáng chế của người sáng tạo đầu tiên.

Vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân nhắc khi sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm sáng tạo, sáng chế của mình. Nhằm mang lại cho họ các độc quyền sử dụng, sở hữu sáng chế. Kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tác phẩm văn học nghệ thuật. Và các tài sản vô hình khác.

Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại quyền sở hữu. Đối với tác phẩm sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp, cá nhân nhằm hạn chế phạm vi sao chép. Và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.

2.2. Bảo vệ tài sản vô hình

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại:

Tài sản hữu hình: gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng. Tài sản vô hình: gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến lược. Và kế hoạch kinh doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng. Và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo đổi mới của công ty.

Theo truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty. Được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần đây, điều này đã thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình. Do đó, cần có cơ chế bảo vệ tài sản vô hình.

2.3. Xác lập quyền đối với các nguồn lực đầu tư

Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Sẽ thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sản xuất. Và chủ yếu tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và kiểu dáng mới. Và quảng bá nhãn hiệu của mình để thu hút khách hàng.

Trong khi sản phẩm được thiết kế một nơi thì việc sản xuất các sản phẩm đó lại được thực hiện ở nơi khác. Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít. Nhưng tài sản vô hình của họ là những nhân tố chính cho thành công của họ, lại có giá trị rất cao.

(ví dụ, danh tiếng thương hiệu và/hoặc quyền sở hữu độc quyền các công nghệ quan trọng hoặc các kiểu dáng hấp dẫn)

Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ. Mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh. Biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định.

Do đó, doanh nghiệp thuê gia công để sản xuất sản phẩm của mình có thể tiếp tục mở rộng hoạt động của mình. Và các đối tượng để bán chính trong sản phẩm của họ là kiểu dáng sáng tạo, các công nghệ và/hoặc nhãn hiệu độc quyền. Tất cả những đối tượng đó đều là tài sản tư hữu độc quyền nhờ việc sử dụng có hiệu quả việc bảo hộ do hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại.

Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Bình Dương – luật sư Bình Dương – Bi Law

3. Quy trình Đăng ký sở hữu trí tuệ

Quy trình Đăng ký sở hữu trí tuệ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Logo, thương hiệu sẽ thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp (đăng ký nhãn hiệu) hoặc giải pháp tiết kiệm điện sẽ thuộc đối đối tượng đăng ký sáng chế

Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Hiện nay, tương ứng với 03 đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Sẽ do 03 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc xác lập quyền cho chủ đơn đăng ký. Với mỗi đối tượng chúng ta cần xác định sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nào.

  • Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;
  • Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ bao gồm:

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp;

  • 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có). Yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế)
  • 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích)
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;
  • Tài liệu khác liên quan (nếu có)

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả

  • Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
  • Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
  • Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
  • Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
  • Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
  • Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….vv

( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân)

  • Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
  • 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

Lưu ý: Tác phẩm được nộp kèm theo hồ sơ đăng ký sẽ được Cục bản quyền trả lại 1 bản sau khi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký, phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký mà sẽ có tác phẩm nộp khác nhau.

Ví dụ: Khi đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc (bài hát), chủ sở hữu sẽ nộp kèm theo 02 bản in tác phẩm (bài hát bao gồm phần lời và phần nhạc)

====> Xem thêm cái bài viết khác của Bi Law – Luật sư Bình Dương:

———————

Các Luật sư hiện hữu và các Luật sư Cộng tác tại Bi Law – Luật sư Bình Dương thành thạo ngoại ngữ. Và có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động Tư vấn và Tranh tụng. Luật sư tại Bi Law hành nghề theo hình thức chuyên môn hóa.

” Với tính chuyên nghiệp, sự tận tâm, tinh thần phụng sự, Bi Law – Luật sư Bình Dương hy vọng có cơ hội hợp tác. Hỗ trợ, góp phần vào sự thịnh vượng và phát triển của Quý khách hàng”

🏡 Địa chỉ: Số 15 – 17 Hoàng Văn Thụ, KDC Chánh Nghĩa, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

🔰 Mã số thuế: 370 311 3027

Hotline: 0918 06 04 86

🔘 Website: www.bilaw.vn

📩 Email: info@bilaw.vn

Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ