Điều kiện hưởng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề?

Quyền về lối đi qua là một quyền thuộc các quyền đối với bất động sản liền kề. Trong một số trường hợp quy định này giữ vai trò quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Vậy điều kiện hưởng để được hưởng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề gồm những gì? Hãy cùng phòng luật sư dân sự của Luật sư Bi Law – Luật sư Bình Dương làm rõ nhé.

1. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là gì?

Theo quy định của bộ luật dân sự, quyền về lối đi qua bất động sản liền kề thuộc, quyền đối với bất động sản liền kề. Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản. (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền). Nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác. (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Căn cứ khoản 1 điều 254 bộ luật dân sự 2015 : Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Theo đó ta có thể hiểu ,quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là quyền được mở lối đi qua bất động sản thuộc quyền sở hữu của người khác. Trong trường hợp tài sản bị vây bọc , không có đủ lối đi ra đường công cộng.

2. Điều kiện được hưởng quyền lối đi qua bất động sản liền kề.

Theo quy định tại điều 254 bộ luật dân sự. Quy định về quyền đi qua bất động sản liền kề ta có các quy định về điều kiện như sau.

  • Bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác. Với quy định này ta có thể hiểu là một người có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của người khác. Dẫn tới không có lối đi ra đường công cộng hoặc có lối đi qua nhưng không đủ để đi ra.
  • Không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Không có lối đi ra là việc một bất động sản bị vây bọc hoàn toàn bời các bất động sản khác bị ngắn cách với lối đi công cộng. Không đủ lối đi ra đường công cộng , là việc một bất động sản bị vây bọc vẫn có lối đi ra nhưng lối ra đó quá nhỏ so với diện tích phù hợp của lối đi ra.

Như vậy để một bất động sản được hưởng quyền đi qua bất động sản liền kề cần có đủ hai điều kiện trên.

3. Đặc điểm của lối đi qua được mở .

Căn cứ quy định tại điều 254 bộ luật dân sự 2015, ta có quy định cụ thể như sau.

  • Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc. Và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
  • Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại. Và ít gây phiền hà cho các bên. Nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Như vậy, việc mở một lối đi qua bất động sản liền kề sẽ được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa chủ sở hữu tài sản liền kề với người được quyền mở đường. Trong trường hợp không thỏa thuận được sẽ do tòa án. Cơ quan có thẩm quyền xác định. Việc người có quyền yêu cầu mở tuyến đường đi lại phải hợp lý, phù hợp, tôn trọng thỏa thuận giữa các bên. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu. Chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

4. Quyền về lối đi đi qua bất động sản liền kề có hiệu lực từ khi nào.

Căn cứ điều 247 bộ luật dân sự 2013 ta có quy định như sau. Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân. Được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Chấm dứt quyền lối đi đi qua với bất động sản liền kề.

Căn cứ điều 256 bộ luật sự 2013; quyền lối đi qua bất động sản liền kề sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau.

  • Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
  • Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
  • Theo thỏa thuận của các bên.
  • Trường hợp khác theo quy định của luật.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến quyền được hưởng đối với bất động sản liền kề. Là một số quy định quan trọng có yếu tố thực tế hy vọng mọi người sẽ quan tâm.

====> Xem thêm cái bài viết khác của Bi Law – Luật sư Bình Dương:

———————

Các Luật sư hiện hữu và các Luật sư Cộng tác tại Bi Law – Luật sư Bình Dương thành thạo ngoại ngữ. Và có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động Tư vấn và Tranh tụng. Luật sư tại Bi Law hành nghề theo hình thức chuyên môn hóa.

” Với tính chuyên nghiệp, sự tận tâm, tinh thần phụng sự, Bi Law – Luật sư Bình Dương hy vọng có cơ hội hợp tác. Hỗ trợ, góp phần vào sự thịnh vượng và phát triển của Quý khách hàng”

🏡 Địa chỉ: Số 15 – 17 Hoàng Văn Thụ, KDC Chánh Nghĩa, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

🔰 Mã số thuế: 370 311 3027

Hotline: 0918 06 04 86

🔘 Website: www.bilaw.vn

📩 Email: info@bilaw.vn

Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ