Quyền Đối Với Bất Động Sản Liền Kề Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự

Một trong những quyền quan trọng nhất của quyền khác đối với tài sản là quyền đối với bất động sản liền kề (hay còn gọi là quyền địa dịch). Đó là quyền được thực hiện trên một bất động sản, gọi là bất động sản chịu hưởng quyền. Đây là một trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa của chủ sở hữu. Nhờ có các quy định này của pháp luật mà các bất động sản bị vây bọc, vây quanh bởi các bất động sản khác của chủ sở hữu khác đều có lối đi ra, đều có thể khai thác và sử dụng. Trong phạm vi bài viết này, BiLaw sẽ tư vấn rõ hơn các quy định pháp luật về vấn đề quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật dân sự.

Theo quy định tại Điều 245 Bộ Luật dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015)  thì “Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền), có thể hiểu một cách cụ thể: Quyền sử dụng bất động sản liền kề (Địa dịch) là việc một bất động sản chịu sự khai thác của một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của một người khác”

quyen-doi-voi-bat-dong-san-lien-ke-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-dan-su
Căn cứ xác lập đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thể tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận khác hoặc theo di chúc. Căn cứ được xác lập được phân tích như sau:

  • Thứ nhất, quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên. Đặc điểm của địa thế tự nhiên dễ thấy nhất đó là nước ở chỗ đất cao sẽ phải chảy qua vùng đất. Chẳng hạn như, một bất động sản nằm trên sườn núi, bị vây bọc bởi 4 bốn bất động sản khác xung quanh ở các phía trên dưới, trái, phải và bị vây bọc nên bất động sản ở giữa không có đường thoát nước
  • Thứ hai, quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo quy định của luật. Việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề không theo sự thỏa thuận của các chủ thể mà tuân theo quy định của pháp luật.
  • Thứ ba, quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo thỏa thuận. Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là một trong những nguyên tắc cơ bản, thể hiện bản chất của BLDS. Nguyên tắc này cho phép các chủ thể dựa theo ý chí, nguyện vọng của mình để xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự. Do nhu cầu cá nhân mà các chủ thể có thể thỏa thuận với nhau về việc xác lập một quyền đối với bất động sản liền kề cho một bên chủ thể, sự thỏa thuận này phải dựa trên cơ sở tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
  • Thứ tư, quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo di chúc. Di chúc là văn bản thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc. Khi một người có quyền đối với bất động sản liền kề thì hoàn toàn có thể “trao quyền lại” cho người thừa kế mảnh đất của mình để thuận tiện cho họ trong việc sử dụng đất sau này, cũng là tránh những tranh chấp có thể xảy ra với chủ sở hữu bất động sản liền kề khi người đó chết.

Ngoài ra, quy định pháp luật hiện hành còn quy định một số quyền khác đối với bất động sản liền kề bao gồm: quyền tưới tiêu nước, quyền cấp thoát nước, quyền về lối đi qua, quyền mắc đường dây điện…. góp phần tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự xác định được quyền, nghĩa vụ của mình khi sử dụng bất động sản liền kề thuộc quyền sở hữu của người khác.
Bài viết trên là toàn bộ nội dung tư vấn và những bình luận theo quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề thắc mắc thường gặp của quý bạn đọc xung quanh vấn đề quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật dân sự.

Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ