Khái quát chung về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa

Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc giúp các thương nhân tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, hoạt động này còn có thể tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho thương nhân ủy thác. Luật Thương mại 2005 quy định hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa là một trong các hoạt động trung gian thương mại. Hoạt động này có vai trò trong việc thúc đẩy việc mua bán hàng hóa trở nên thuận tiện, đơn giản, đặc biệt là trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa quốc tế. Sau đây, Công ty Luật BiLaw sẽ có bài viết khái quát chung về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa.

1. Cơ sở lý luận về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa

1.1. Khái niệm 

Theo Điều 155 Luật Thương mại 2005 quy định: Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

hoạt-dong-uy-thac-mua-ban-hang-hoa

1.2. Đặc điểm 

Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa bao gồm một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, là hoạt động trung gian thương mại. Một mối quan hệ về hoạt động ủy thác mua, bán hàng hóa thông thường sẽ có sự có mặt của ba bên, bao gồm: Bên ủy thác

(ủy thác bán/mua), bên nhận ủy thác (bên thực hiện việc bán/mua), bên thứ ba (bên mua/bán). Như vậy, trong một mối quan hệ thì bên nhận ủy thác luôn đóng vai trò là bên trung gian, đồng thời là bên thực hiện mua bán hàng hóa với bên thứ ba. Sự có mặt của bên nhận ủy thác làm cho hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa là một hoạt động trung gian thương mại.

Thứ hai, trong hoạt động ủy thác thì bên nhận ủy thác phải là thương nhân. Thương nhân bao gồm cá nhân hoạt động độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh hoặc tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp. Nếu bên nhận ủy thác không phải là thương nhân thì đây không được gọi là hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa.

Thứ ba, bên nhận ủy thác phải được nhận thù lao ủy thác. Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại. Bản chất là một hoạt động dịch vụ do bên nhận ủy thác cung cấp cho bên ủy thác dựa trên hợp đồng ủy thác đã ký kết. Vì thế, bên ủy thác có trách nhiệm phải trả thù lao ủy thác cho bên nhận ủy thác khi thực hiện công việc.

Thứ tư, đối tượng của hoạt động ủy thác là hàng hóa. Hàng hóa phải là vật có thực, có giá trị và có khả năng lưu thông trên thị trường. Bên nhận ủy thác có thể là bên bán hoặc bên mua hàng hóa của bên thứ ba. Hàng hóa phải không thuộc danh mục hàng hóa cấm lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Thứ năm, có sự tồn tại của ít nhất hai giao dịch trong một chu trình ủy thác. Việc ủy thác mua, bán hàng hóa phải được ký kết giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Hoạt động mua bán hàng hóa cũng phải được ký kết giữa bên nhận ủy thác và bên thứ ba. Hợp đồng ủy thác và hợp đồng mua/bán hàng hóa có sự tách biệt độc lập và không phụ trực tiếp lẫn nhau. Mối liên hệ duy nhất giữa hai hợp đồng trên là bên nhận ủy thác đóng vai trò là chủ thể trong hợp đồng. Vì thế, trong hoạt động ủy thác mua, bán hàng hóa phải có sự tồn tại ít nhất của hai giao dịch.

>>> Xem thêm: Một số bất cập trong hoạt động môi giới thương mại tại Việt Nam

2. Một số quy định pháp luật về hoạt động ủy thác mua, bán hàng hóa

khai-quat-chung-ve-hoat-dong-uy-thac-mua-ban-hang-hoa

  • Bên ủy thác không bắt buộc là thương nhân.
  • Bên nhận ủy thác khi tiến hành mua/bán hàng hóa phải là hàng hóa mà mình được phép kinh doanh.
  • Tất cả hàng hoá lưu thông hợp pháp đều có thể được uỷ thác mua bán.
  • Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
  • Bên nhận uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.
  • Bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau.

Trên đây là khái quát chung về hoạt động ủy thác mua, bán hàng hóa. Liên hệ với Công ty Luật BiLaw của chúng tôi để được trao đổi chi tiết hơn.

Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ